Forum lop 12a4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum lop 12a4

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của lớp 12A4, PTTH Hùng Vương (1998-2001)
 
Trang ChínhPortalliGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpNintendo Games

 

 Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
HanhKhat
Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ
Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ
HanhKhat


Tổng số bài gửi : 1707
Age : 41
Nơi sống : London
Nghề nghiệp : Post-Student
Registration date : 17/09/2007

Thuộc tính
Máu:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue90/120Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (90/120)
Mana:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue70/100Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (70/100)
Exp:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue19/100Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (19/100)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Icon_minitimeSun Mar 02, 2008 4:51 am

Kỳ 1:

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ở cuốn sách này, nhà văn chọn một lối viết không giống những tác phẩm trước đây của anh.Lồng vào những trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn, tác giả sử dụng hình thức tạp bút để trình bày những cảm nhận của một người lớn tuổi khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu.

Có lẽ vì vậy, ở bìa 4 của cuốn sách, anh ghi: "Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em".
Bên cạnh cuốn truyện dài Tôi là Bêtô - best-seller của NXB Trẻ mùa hè 2007, và được bạn đọc báo Người Lao Động bình chọn là cuốn sách hay nhất năm 2007,Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hứa hẹn là một cuốn sách "nóng" của mùa hè năm 2008. Sách do NXB Trẻ phát hành lần đầu tiên tại Hội sách TP HCM năm nay.

"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ..."
Robert Rojdesvensky


Chương 1

tóm lại là đã hết một ngày


Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt.
Năm đó tôi tám tuổi. Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.

Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.

Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.

Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng
dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi.

Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn.

Quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, và càng lớn tuổi mối quan tâm đó càng tỏ ra đúng đắn. Chẳng ai dám nói quan tâm như vậy là điều không tốt. Tôi cũng thế thôi. Khi tôi trưởng thành, có nhà báo
phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe.

Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn - chuyện sau này. Còn tôi, lúc tám tuổi, tôi chỉ nhớ là tôi không thích ăn những món bổ dưỡng. Nhưng tất nhiên là tôi vẫn buộc phải ăn, dù là ăn trong miễn
cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mẹ tôi luôn than thở về tôi.

Ăn xong phần ăn buổi sáng (chả sung sướng gì), tôi vội vàng truy lùng sách vở để nhét vào cặp, nhặt trên đầu tivi một quyển, trên đầu tủ lạnh một quyển khác và moi từ dưới đống chăn gối một
quyển khác nữa, dĩ nhiên bao giờ cũng thiếu một món gì đó, rồi ba chân bốn cẳng chạy vù ra khỏi nhà.

Trường gần nhà nên tôi đi bộ, nhưng thực tế thì tôi chưa bao giờ được thưởng thức thú đi bộ tới trường. Tôi toàn phải chạy. Vì tôi luôn luôn dậy trễ, luôn luôn làm vệ sinh trễ, luôn luôn ăn sáng
trễ và mất rất nhiều thì giờ để thu gom tập vở cho một buổi học. Về chuyện này, ba tôi bảo: "Con à, hồi bằng tuổi con, bao giờ ba cũng xếp gọn gàng tập vở vào cặp trước khi đi ngủ, như vậy sáng hôm sau chỉ việc ôm cặp ra khỏi nhà!".

Nhưng hồi ba tôi bằng tuổi tôi thì tôi đâu có mặt trên cõi đời để kiểm tra những gì ông nói, bởi khi tôi bằng tuổi ba tôi bây giờ chắc chắn tôi cũng sẽ lặp lại với con tôi những điều ông nói với tôi - chuyện xếp tập vở trước khi đi ngủ và hàng đống những chuyện khác nữa, những chuyện mà tôi không hề làm.

Chà, với những chuyện như thế này, bạn đừng bao giờ đòi hỏi phải chứng minh. Đôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta buộc phải bịa chuyện. Chúng ta cứ lặp lại mãi câu chuyện bịa đó cho đến một
ngày chúng ta không nhớ có thật là chúng ta đã bịa nó ra hay không, rồi sau đó một thời gian nữa nếu cứ tiếp tục lặp lại câu chuyện đó nhiều lần thì chúng ta sẽ tin là nó có thật. Thậm chí còn hơn cả niềm tin thông thường, đó là niềm tin vô điều kiện, gần như là sự xác tín. Như các nhà toán học tin vào định đề Euclide hay các tín đồ Thiên Chúa tin vào sự sống lại của Jesus.

Ôi, nhưng đó cũng lại là những vấn đề của người lớn.

Tôi kể tiếp câu chuyện của tôi hồi tám tuổi.
Như vậy, ra khỏi nhà một lát thì tôi tới trường. Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn
chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Điều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ. Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều
khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.
Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật
nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Đại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức
xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

(Còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/haidang121mt
quanglong
Thái sư
Thái sư
quanglong


Tổng số bài gửi : 1130
Age : 40
Nơi sống : HCM city
Nghề nghiệp : Civil Engineer
Registration date : 01/10/2007

Thuộc tính
Máu:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue10/80Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (10/80)
Mana:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue110/200Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (110/200)
Exp:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue17/100Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (17/100)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Icon_minitimeMon Mar 03, 2008 8:55 am

Tao biết ông Nguyễn Nhật Ánh này từ lâu lắm rùi. Nói chung ổng viết truyện cho tuổi thanh thiếu niên rất hấp dẫn, có lẽ ổng có những ký ức sâu sắc thời thiếu niên innocnt
Về Đầu Trang Go down
quanglong
Thái sư
Thái sư
quanglong


Tổng số bài gửi : 1130
Age : 40
Nơi sống : HCM city
Nghề nghiệp : Civil Engineer
Registration date : 01/10/2007

Thuộc tính
Máu:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue10/80Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (10/80)
Mana:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue110/200Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (110/200)
Exp:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue17/100Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (17/100)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Icon_minitimeFri Mar 07, 2008 8:39 am

Post tiếp đi pa argue
Về Đầu Trang Go down
Ngu Yen
Hàn lâm Đại học sĩ
Hàn lâm Đại học sĩ
Ngu Yen


Tổng số bài gửi : 213
Age : 39
Nơi sống : Ho Chi Minh City
Nghề nghiệp : Content staff
Registration date : 18/09/2007

Thuộc tính
Máu:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue1/1Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (1/1)
Mana:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue1/1Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (1/1)
Exp:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue1/1Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (1/1)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Icon_minitimeMon Mar 24, 2008 10:13 pm

Post típ đi anh Đăng. Em thích tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh lắm. Bữa đi hội chợ sách, thấy, định mua, hic nhưng lại bị cuốn Pháo đài số và cuối The Davince code thu hút ... cuối cùng ... em chẳng mua được cuốn nào. HẬN grrrr ngoi
Về Đầu Trang Go down
http://www.banletructuyen.com
HanhKhat
Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ
Ngự tiền tứ phẩm đới đao hộ vệ
HanhKhat


Tổng số bài gửi : 1707
Age : 41
Nơi sống : London
Nghề nghiệp : Post-Student
Registration date : 17/09/2007

Thuộc tính
Máu:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue90/120Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (90/120)
Mana:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue70/100Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (70/100)
Exp:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Left_bar_bleue19/100Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty_bar_bleue  (19/100)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Icon_minitimeFri Mar 28, 2008 10:51 am

Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Điều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ. Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên “Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!”.

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.

Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Đại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?

Đi ngủ trưa!

Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm. Làm việc nhiều thì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêm một lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hay hụt chân khi bước xuống cầu thang.

Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có tám năm thì bạn không có lý do chính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìm thấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.

Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi không có được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.

Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia.

- Đừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.

- Đừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/haidang121mt
Sponsored content





Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bích Nguyệt Accessories shop!
» Mu Hàn Quốc - Kỷ Nguyên Mới 2011 cho thế giới MU ONLINE
» Mu Hàn Quốc - Open 20h Ngày 20/03/2011 - Kỷ Nguyên Mới 2011 cho thế giới MU ONLINE

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum lop 12a4 :: Giải trí :: Văn chương ngày nay!! :: Giới thiệu sách hay-
Chuyển đến