Forum lop 12a4
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum lop 12a4

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của lớp 12A4, PTTH Hùng Vương (1998-2001)
 
Trang ChínhPortalliGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpNintendo Games

 

 Báo tin động đất qua đường... bưu điện!

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Ngu Yen
Hàn lâm Đại học sĩ
Hàn lâm Đại học sĩ
Ngu Yen


Tổng số bài gửi : 213
Age : 39
Nơi sống : Ho Chi Minh City
Nghề nghiệp : Content staff
Registration date : 18/09/2007

Thuộc tính
Máu:
Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Left_bar_bleue1/1Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty_bar_bleue  (1/1)
Mana:
Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Left_bar_bleue1/1Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty_bar_bleue  (1/1)
Exp:
Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Left_bar_bleue1/1Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty_bar_bleue  (1/1)

Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty
Bài gửiTiêu đề: Báo tin động đất qua đường... bưu điện!   Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Icon_minitimeThu Nov 29, 2007 9:56 pm

* Sau 24 giờ, dữ liệu động đất vẫn chưa đến trung tâm

TT - Cho đến tối qua (29-11), Viện Vật lý địa cầu vẫn chưa thể khẳng định vị trí chính xác của trận động đất đêm 28-11 vì dữ liệu từ hai trạm quan trắc ở Nha Trang và Đà Lạt vẫn còn trên đường chuyển về bằng đường... bưu điện!

Cho đến tối qua (29-11), một nguồn tin từ Viện Vật lý địa cầu cho biết dữ liệu quan trắc động đất của trận động đất tối 28-11 từ hai trạm Nha Trang và Đà Lạt đang trên đường về viện này bằng đường... phát chuyển nhanh, có thể đến hôm nay mới đến! Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, vào thời điểm xảy ra động đất thì trạm quan trắc Nha Trang đã không ghi được số liệu.

Hiện cả nước có 24 trạm quan trắc động đất, do Viện Vật lý địa cầu quản lý, theo dõi. Trong hệ thống này, ở khu vực phía Nam chỉ có hai trạm, một đặt tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) và một đặt tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều trạm trong mạng lưới các trạm quan trắc động đất quốc gia hoạt động đơn lẻ, không kết nối mạng với nhau. Chỉ riêng chín trạm đặt trong phạm vi cách Hà Nội từ 50-100km thì có thể đưa tín hiệu quan trắc động đất về trung tâm và qua hệ thống này có thể ghi nhận được một số thông tin bước đầu về động đất nhanh chóng hơn. Ngoài ra, tại khu vực phía Nam, từ cuối năm 2006 đã có thêm một số trạm quan trắc động đất được lắp đặt, nhưng các trạm này chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.

Hai trạm quan trắc động đất tại Nha Trang và Đà Lạt lâu nay hoạt động theo cơ chế đơn lẻ, không được nối mạng thẳng về trung tâm. Hằng tháng, quan trắc viên của hai trạm này lấy dữ liệu từ máy và ghi vào CD rồi gửi theo đường bưu điện về trung tâm. Trường hợp cấp bách cần phân tích dữ liệu ngay, một cán bộ chuyên môn của Viện Vật lý địa cầu nói có thể giải quyết bằng cách yêu cầu quan trắc viên đến lấy dữ liệu và chuyển về viện qua đường e-mail. Trong trường hợp bình thường, "cứ ghi vào CD rồi chuyển qua đường bưu điện". Giải thích vì sao các trạm quan trắc động đất chưa được nối mạng, ông Lê Tử Sơn - trưởng phòng quan sát động đất Viện Vật lý địa cầu - cho biết nếu việc nối mạng các trạm quan trắc động đất được thực hiện và truyền tín hiệu qua vệ tinh thì chi phí rất tốn kém.

Tại hai trạm quan trắc động đất ở Nha Trang và Đà Lạt, theo các nhà chuyên môn, việc ghi nhận tín hiệu động đất hiệu quả nhất trong phạm vi khoảng 250km. Các trận động đất xảy ra trong phạm vi xa hơn thì máy vẫn ghi được, nhưng độ chính xác có hạn chế do tín hiệu yếu. Trạm quan trắc động đất tại Nha Trang hoạt động tương đối ổn định, còn trạm Đà Lạt bị hư hỏng nhiều tháng liền trong năm 2007 và gần đây mới được sửa chữa xong. Theo ông Lê Tử Sơn, trong đề án đề xuất thiết lập 40 trạm quan trắc động đất quốc gia được phân bố trong phạm vi 100-200km đặt một trạm.

QUỐC THANH

-----------

Mỗi tháng báo tin động đất một lần!

Sau hai năm kể từ các trận động đất xảy ra ngoài khơi vùng biển Vũng Tàu đêm 5-8-2005 và rạng sáng 8-11-2005, người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận lại được một phen hoảng loạn khi động đất một lần nữa xảy ra đêm 28-11. Cũng giống như những lần trước, các cơ quan chức năng đã không nhận được thông tin tức thời về trận động đất này từ hệ thống quan trắc động đất mà chỉ biết tin khi báo chí hỏi đến, cho dù Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã được thành lập.

Vì sao có sự yếu kém về năng lực báo tin động đất? Tuổi Trẻ đặt những vấn đề này lên bàn TS LÊ HUY MINH, viện phó Viện Vật lý địa cầu, giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần.

* Thưa ông, trung tâm đã xác định được chính xác về trận động đất đêm 28-11 như thế nào?

- Chúng tôi mới chỉ dựa vào các trạm quan trắc động đất tự động tại khu vực phía Bắc để xác định trận động đất đêm 28-11. Số liệu các trạm ghi lại cho thấy động đất mạnh khoảng 4,5-5 độ Richter, xảy ra lúc 22g21 phút và kéo dài khoảng tám phút. Động đất xảy ra ở ngoài khơi vùng biển Phan Thiết, Vũng Tàu, cách TP Vũng Tàu khoảng 100km và nằm trên đứt gãy Thuận Hải - Minh Hải. Chúng tôi chưa khẳng định vị trí chính xác vì còn chờ các trạm quan trắc tại Nha Trang và Đà Lạt gửi đĩa số liệu ra qua đường bưu điện. Đây là hai trạm quan trắc tại khu vực phía Nam gần với vị trí động đất nên sẽ cho số liệu chính xác hơn, nhưng bình thường một tháng họ gửi số liệu ra một lần. Bây giờ có sự kiện thì chúng tôi yêu cầu gửi số liệu ra ngay.

Theo ông Nguyễn Đình Xuyên - nguyên viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, ngoài các đứt gãy ngoài biển, khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận còn có thể bị đe dọa động đất từ ba đứt gãy gồm đứt gãy sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ và sông Hậu. Nhằm phục vụ việc nghiên cứu phân vùng động đất chi tiết cho khu vực TP.HCM, trong những năm vừa qua đã có bốn trạm quan trắc động đất được đặt tại Dầu Tiếng (Tây Ninh), La Ngà (Đồng Nai), Tiền Giang và Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên, ông Xuyên cho biết từ tháng 11-2006 đến tháng 9-2007 các trạm này mới ghi nhận được 200 kích động lớn từ trên 1-3,8 độ Richter xảy ra ở các đứt gãy trên khu vực biển Đông, chứ chưa ghi nhận được động đất ở các đứt gãy trên đất liền. Mặc dù vậy, ông Xuyên khẳng định ba đứt gãy trên đất liền đều đang hoạt động nên không thể khẳng định sẽ không xảy ra động đất.
* Theo ông, trận động đất đêm 28-11 đã phải là động đất chính chưa hay mới chỉ là tiền chấn để chuẩn bị cho một trận động đất tiếp theo mạnh hơn?

- Có thể sẽ xảy ra một trận động đất nữa nhưng không mạnh như trận đêm 28-11. Động đất xảy ra đêm 28-11 và hồi năm 2005 chứng tỏ các đứt gãy tại khu vực này đang hoạt động chứ không phải nằm im. Nếu tính động đất nhỏ hơn 4,7 độ Richter trở xuống, năm vừa rồi chúng tôi ghi được hàng chục trận.

* Thông tin từ các trạm quan trắc không gửi ra được tức thời, trong trường hợp xảy ra động đất mạnh thì chúng ta làm thế nào đối phó được?

- Nói chung là khó. Mục đích thành lập Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần là làm sao khi động đất xảy ra thì báo tin được sớm nhất. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải dựa vào thông tin từ các trung tâm cảnh báo sóng thần quốc tế gửi về. Chẳng hạn như trước đây có động đất ở Đài Loan gây gián đoạn mạng lưới Internet thì họ cũng gửi thông tin cảnh báo cho chúng tôi.

* Vậy trong thời gian tới có thay đổi cách truyền tin từ các trạm quan trắc về trung tâm?

- Vấn đề là phải có tiền. Chúng tôi đã xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống quan trắc động đất trên toàn lãnh thổ VN với tổng kinh phí 70 tỉ đồng. Đề án đó đã được trình lên Viện Khoa học - công nghệ VN (cơ quan chủ quản của Viện Vật lý địa cầu) để trình Chính phủ xem xét. Sau khi hoàn thiện sẽ có khoảng 30 trạm quan trắc phân bố đều khắp đất nước nên sẽ ghi nhận động đất tốt hơn bây giờ rất nhiều. Tất cả các trạm sẽ ghi số liệu và gửi về trung tâm qua vệ tinh ngay khi xảy ra động đất chứ không phải chờ một tháng mới gửi ra. Chúng tôi đặt kế hoạch hoàn thiện trong thời gian 2008-2010 nhưng còn phụ thuộc vào Nhà nước.

* Vậy còn những động đất xảy ra ở các đứt gãy trên đất liền quanh khu vực TP.HCM thì sao?

- Đúng là nếu động đất phát sinh từ các đứt gãy trên đất liền thì sẽ phức tạp hơn nhiều vì gần khu dân cư. Tất nhiên động đất ngoài khơi cũng nguy hiểm nếu gây ra sóng thần. Với các đứt gãy trên đất liền, chúng tôi đã có đề tài nghiên cứu phân vùng chi tiết động đất cho khu vực TP.HCM. Để phục vụ đề tài này, mới đây đã có bốn trạm quan trắc động đất được đặt quanh khu vực TP.HCM, nhưng rất tiếc chúng chưa kết nối với hệ thống trạm của viện nên trong trận động đất vừa qua không có được số liệu kịp thời.

* Chúng ta có thể coi những đứt gãy trên đất liền quanh khu vực TP.HCM đang "ngủ yên" được không?

- Không thể coi là "ngủ yên" được vì động đất trong khu vực đất liền đã quan sát được trong lịch sử. Mặt khác, các đới đứt gãy phía Nam đang rục rịch thì tác động phía dưới đấy chuyển động lên nên không thể khẳng định các đứt gãy quanh khu vực TP.HCM "ngủ yên". Ngay cả những đứt gãy ngoài khơi Vũng Tàu cũng đang rục rịch thì không có lý do gì để khẳng định đứt gãy trong đất liền "ngủ yên".

* Khi nào xác định được khả năng động đất từ các đứt gãy trên đất liền quanh khu vực TP.HCM để công bố cho nhân dân?

- Vấn đề này rất khó, phải làm trong thời gian rất dài. Một trận động đất xảy ra phải có quá trình tích lũy năng lượng rất dài. Số liệu quan sát động đất trên một đứt gãy của VN chỉ có trong một thời gian ngắn nên sẽ khó khăn.

KHIẾT HƯNG thực hiện - Báo Tuổi trẻ
Về Đầu Trang Go down
http://www.banletructuyen.com
quanglong
Thái sư
Thái sư
quanglong


Tổng số bài gửi : 1130
Age : 40
Nơi sống : HCM city
Nghề nghiệp : Civil Engineer
Registration date : 01/10/2007

Thuộc tính
Máu:
Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Left_bar_bleue10/80Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty_bar_bleue  (10/80)
Mana:
Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Left_bar_bleue110/200Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty_bar_bleue  (110/200)
Exp:
Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Left_bar_bleue17/100Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty_bar_bleue  (17/100)

Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Báo tin động đất qua đường... bưu điện!   Báo tin động đất qua đường... bưu điện! Icon_minitimeSun Feb 17, 2008 1:33 am

HIC CHO LINK LÊN ĐỌC BÁO LUÔN. MẮC CÔNG COPY NGHUỀN BÀI CHI CHO CỰC VẬY
Về Đầu Trang Go down
 
Báo tin động đất qua đường... bưu điện!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum lop 12a4 :: Trò chuyện - Tâm sự :: Tin tức - Thời sự (thảo luận)-
Chuyển đến